Thư viện câu hỏi đề thi

  • (ID: 176928) Dung dịch của chất nào sau đây làm đổi màu dung dịch phenolphtalein?

    Chi tiết


  • (ID: 176927) Oxit nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch có môi trường kiềm?

    Chi tiết


  • (ID: 176926) Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối nào sau đây thu được kim loại bên catot?

    Chi tiết


  • (ID: 176925) Lượng dư dung dịch nào sau đây hòa tan hết hỗn hợp gồm Al, Fe và Mg?

    Chi tiết


  • (ID: 176924) Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 16,51 gam muối. Giá trị của m là

    Chi tiết


  • (ID: 176923)
    Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng như một loại phân lân ?

    Chi tiết


  • (ID: 176922)
    Tiến hành thí nghiệm theo như sau:
    ⊗ Bước 1: Rót vào 2 cốc thủy tinh dung tích 50 ml (đánh số là 1 và 2), mỗi cốc khoảng 10 ml dung dịch H2SO4 1M (lấy dư) và cho vào mỗi cốc một lá kẽm (giống nhau).
    ⊗ Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào cốc (1) và một lá Cu vào cốc (2) sao cho không chạm vào lá kẽm.
    Phát biểu nào sau đây là sai ?

    Chi tiết


  • (ID: 176921)
    Chia 37,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần một trong dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ khối so với H2 bằng 11,5), dung dịch Y (chỉ chứa muối) và hỗn hợp rắn G (gồm hai kim loại). Hòa tan hết phần hai với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,265 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng của CuO có trong 37,52 gam hỗn hợp X là

    Chi tiết


  • (ID: 176920)
    Khi nung nóng, các muối ngậm nước sẽ mất dần khối lượng khi tăng nhiệt độ. Sự giảm khối lượng muối Al(NO3)3.9H2O theo nhiệt độ được biểu diễn bởi giản đồ sau:

    Biết rằng, khi nâng nhiệt độ, H2O tách ra trước, sau đó đến phản ứng nhiệt phân muối khan. Tại nhiệt độ 210°C, phần rắn còn lại (chứa ba nguyên tố) chiếm 30% theo khối lượng so với ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của oxi có trong phần chất rắn tại 210°C là

    Chi tiết


  • (ID: 176919)
    Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol đều có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 1,95 mol CO2 và 1,525 mol H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 51,4 gam hỗn hợp F gồm hai muối (có cùng số nguyên tử cacbon) và 25,45 gam hỗn hợp T gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức. Khối lượng của X trong m gam E là

    Chi tiết