Thư viện câu hỏi đề thi

  • (ID: 174378) Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl, 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Chi tiết


  • (ID: 174377)

    Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước sau:

    Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên của ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.

    Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2).

    Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.

    (b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa vàng.

    (c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng xuống dưới.

    (d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử glucozơ.

    (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.

    Số phát biểu sai là

    Chi tiết


  • (ID: 174376) Hỗn hợp E gồm amin T (no, đơn chức, có bậc khác 1) và hai hiđrocacbon X, Y (X kém Y một nguyên tử C; số mol của X gấp 1,5 lần số mol của T). Đốt cháy 0,24 mol E cần dùng vừa đủ 0,76 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc (dư), chỉ thấy thoát ra khí N2 và khối lượng bình tăng 30,88 gam. Mặt khác, khi đun nóng 3,84 gam E với H2 (xúc tác Ni) thì lượng H2 phản ứng tối đa là a mol. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

    Chi tiết


  • (ID: 174375) Nung m gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 10 gam chất rắn Z không tan và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch E thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của m là

    Chi tiết


  • (ID: 174374) Hòa tan 3,2 gam oxit M2On trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô cạn bớt dung dịch và làm lạnh nó thu được 7,868 gam tinh thể muối với hiệu suất 70%. Xác định phần trăm khối lượng S trong tinh thể đó?

    Chi tiết


  • (ID: 174373)

    Cho các phát biểu sau:

    a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng

    b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ

    c) Dung dịch alanin là đổi màu quỳ tím

    d) Trilinolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t°)

    e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ

    f) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước

    Số phát biểu đúng là

    Chi tiết


  • (ID: 174372) Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 2,29 mol O2, thu được CO2 và 1,56 mol H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,05 mol KOH và 0,04 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic. Giá trị của a là

    Chi tiết


  • (ID: 174371)

    Cho sơ đồ phản ứng sau:

     

    Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống. Vậy X, Y, Z, T lần lượt là:

    Chi tiết


  • (ID: 174370) Cho m gam Mg vào 100ml dung dịch gồm AgNO3 1M và Cu(NO3)2 2,5M, sau 1 thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là

    Chi tiết


  • (ID: 174369)

    Tiến hành các thí nghiệm sau:

    (a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2

    (b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl

    (c) Cho KHSO4 vào dung dịch KHCO3

    (d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư

    (e) Cho kim loại Cu vào dung dịch NaOH loãng

    (g) Cho CaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng

    Sau khi các phản ứng xảy ra. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

    Chi tiết