Tuyển sinh

Rút hồ sơ Đại học có mất tiền không?

Cập nhật ngày : 14/08/2019 - 16938

Sau mỗi kỳ thi THPT Quốc Gia kết thúc là tình trạng rút hồ sơ Đại học diễn ra rất nhiều. Nhiều người thắc mắc rằng rút hồ sơ Đại học có mất tiền không?

Để trả lời câu hỏi trên, các bạn hãy cùng tham khảo trong khoản 3 điều 5 thông tư 10/2016/TT-BGD-DT về quy chế công tác sinh viên đối với các chương trình đào tạo hệ Đại học như sau:

“Điều 5. Quyền của sinh viên

1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các Điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.

2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo Điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;

e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,…)

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.

5. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.

6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định.

7. Sinh viên đủ Điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng Điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.”

Cũng theo nội dung quy chế trên, bạn được phép thôi học tức là không tiếp tục học tại trường mà muốn rút học phí đã làm thủ tục nhập học và đóng học phí. Tùy thuộc vào quy chế của nhà trường mà bạn nộp hồ sơ thì việc rút học phí theo tỉ lệ phần trăm đã quy định. Mặt khác, bạn chỉ được rút học phí khi bạn thuộc một trong 2 trường hợp dưới đây: Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được xác nhận bởi bố mẹ hoặc chính quyền nơi bạn sinh sống.

Cụ thể, rút hồ sơ có mất tiền không? Câu hỏi này được giải đáp rõ ràng và chặt chẽ trong quy định tại Điều 9 quyết định 25/2006/QĐ-BCD-DT như sau:

Điều 9: Chuyển trường
  1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
  2. a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;
  3. b) Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;
  4. c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
  5. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
  6. a) Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh;
  7. b) Sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến;
  8. c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
  9. d) Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
  10. Thủ tục chuyển trường:
  11. a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường;
  12. b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như: năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.”

Nếu bạn không nằm trong những trường hợp cấm chuyển trường theo như luật định thì bạn hoàn toàn có thể chuyển trường theo quy chế của Nhà trường. Thông thường, tùy thời gian mà bạn sẽ được rút mức học phí khác nhau. Ví dụ như bạn đã nhập học trong vòng 1 tuần thì sẽ được rút học phí khoảng 90%, sau 2 tuần khoảng 50% và khi thời hạn càng lâu thì phí được rút càng ít đi. Đến khoảng 4 tuần thì bạn sẽ không được rút lại học phí. Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu quy chế của trường Đại học nơi bạn nộp hồ sơ để tra ra mức tiền rút lại được một cách chính xác nhất.

Nếu nằm trong trường hợp được rút học phí, bạn cần phải viết đơn xin rút học phí với nội dung ghi rõ lý do xin rút học phí. Với trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì cần phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống để gửi lên ban giám hiệu của trường Đại học.

Thủ tục rút hồ sơ Đại học cần những gì?

Theo Luật về quy chế Đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay đã có những quy định trong thủ tục chuyển trường, do vậy nếu bạn muốn rút hồ sơ Đại học thì cần phải tuân thủ theo quy định này.

Cụ thể tại điểm a khoản 3 điều 9 Quy  chế đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo có quy định “ Những sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của Nhà trường.” Theo đó nếu bạn muốn rút hồ sơ Đại học thì bạn cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của Nhà Trường. Về vấn đề thủ tục, bạn cần phải có đầy đủ những giấy tờ để đảm bảo cách rút hồ sơ đại học:

  • Đơn xin rút hồ sơ phải có ý kiến xác nhận của Ban chủ nhiệm Khoa;
  • Nộp lại giấy báo nhập học và  thẻ sinh viên
  • Nộp phiếu thanh toán xác nhận bạn không nợ gì ở trường;
  • Bổ sung thủ tục theo quy định của Nhà trường – nơi bạn nộp hồ sơ.
  • Cuối cùng bạn đợi quyết định của Nhà trường và thực hiện việc rút hồ sơ tại phòng công tác sinh viên.

Đây chỉ là những giấy tờ bắt buộc tại tất cả các trường Đại học. Mỗi trường sẽ có những quy định về mặt thủ tục riêng, do vậy bạn cần phải liên hệ với Phòng Công tác sinh viên Nhà trường để bổ sung thủ tục cần thiết theo quy định của Nhà trường ( nếu có).

Với những thông tin trên đây hi vọng các bạn đã giải đáp được câu hỏi rút hồ sơ Đại học có mất tiền không? Những thông tin về Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sẽ tiếp tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo, mời các bạn theo dõi nhé.