Tuyển sinh
Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia: Đề xuất nên thi nhiều lần trong một năm cho đỡ căng thẳng
TS Hoàng Ngọc Vinh- Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đề xuất tổ chức thi nhiều lần trong một năm, người học chia sẻ chi phí và chỉ thi những môn học bị trượt.
Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ có nhiều hướng đổi mới đối với kì thi năm tới. Nhưng sẽ từng bước tiến tới điểm công nhận tốt nghiệp đánh giá bằng quá trình học tập dựa trên học bạ. Chú trọng hơn trong triển khai thi, lấy điểm xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm, năm tới, đề thi không phục vụ mục tiêu kì thi "2 trong 1" mà phục vụ đánh giá thực chất chất lượng dạy và học THPT. Trên cơ sở đó, các trường ĐH,CĐ sử dụng điểm xét tuyển thí sinh vào trường.
TS Hoàng Ngọc Vinh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiêp
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh- Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho rằng việc thi tốt nghiệp THPT là cần thiết. Nếu như kỳ thi không nghiêm túc thì sẽ gây hệ luỵ đến cả hệ thống giáo dục và chất lượng lao động
TS Vinh cho rằng, qua kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn của Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, tăng cường tự chủ trường học cùng với quá trình dân chủ hóa trường học việc giao cho địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT là cách lựa chọn khá hợp lý hiện nay và không thể bỏ thi tốt nghiệp được.
Cũng theo TS Vinh, để đảm bảo so sánh giữa các địa phương với nhau Bộ GD&ĐT có thể cung cấp đề thi chuẩn (đã được thử nghiệm) gắn với tiêu chuẩn của chương trình THPT (chuẩn đầu ra), khi đó đề thi sẽ không phải là đánh đố như hiện nay cho một bộ phận thí sinh có học lực trung bình và yếu ở các vùng kinh tế khó khăn.
"Nếu có điều kiện thì nên tổ chức thi nhiều lần trong năm, người học chia sẻ chi phí và chỉ thi những môn học nào bị trượt. Bên cạnh đó, những người chưa tốt nghiệp mà đi học nghề hoặc đi làm, khi có nhu cầu bằng tốt nghiệp THPT thì cần tạo điều kiện cho người lao động thi lại. Lần này thi không được thì lần khác, miễn anh vượt qua được barrier chuẩn thì công nhận tốt nghiệp" - TS Vinh đưa ra quan điểm
TS Hoàng Ngọc Vinh cũng cho rằng, để việc thi tốt nghiệp THPT diễn ra bình thường như một công đoạn của qui trình giáo dục, rất nên nghiên cứu cho học sinh được thi lại một số lần trong cuộc đời khi đó sức ép gian lận sẽ đỡ căng thẳng hơn.
“Điều đó cũng tương tự như thi tốt nghiệp ĐH có thể thi lại mà không bị ngăn cản và đường lối giáo dục mở mới dần trở thành hiện thực”- TS Vinh nhận định.
Tuy nhiên, TS Vinh cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT phải đánh giá 3 năm qua sự lạm phát điểm ở 3 năm học THPT hay không? Cách tính cộng điểm trung bình của học bạ vào điểm thi có bất cập gì không?
Cùng với đó, TS Vinh đưa ra quan điểm, nếu trường đại học nào tin ở kết quả kỳ thi tốt nghiệp quốc gia thì cứ dùng, còn không họ sẽ tuyển theo cách của họ.
Tổng hợp
tin liên quan
-
Ba phương thức tuyển sinh vào các trường CAND năm 2021
09/03/2021 -
Hướng dẫn ghi 21 mục trong phiếu đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển năm 2020
03/06/2020
-
Ai được đăng ký xét tuyển theo phương thức tuyển sinh tài năng của ĐH Bách khoa Hà Nội?
11/05/2020 -
Bộ GDĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
07/05/2020