Kinh nghiệm học

Còn 2 tháng nên luyện thi môn Sinh như thế nào?

Cập nhật ngày : 19/04/2018 - 5207

Dưới đây là toàn bộ trọng tâm ôn tập (cần học kiến thức nào, phần nào cần học kỹ) môn sinh do thầy Thịnh Nam biên soạn theo định hướng ra đề thi THPT QG 2018 của Bộ giáo dục & Đào tạo.

CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Có 8 câu trong đề)

Bài 1. Mục I và III chỉ xem qua, không phân tích sâu. Tập trung đào sâu kiến thức mục II.

Bài 2. Không học hình 2.4. Nên tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hai dòng vận chuyển Dòng mạch gỗ và Dòng mạch rây (Chiều vận chuyển, thành phần các chất, động lực của dòng mạch…).

Bài 3. Không học hình 3.2 và 3.3 trang 17; không trả lời câu 2* trang 19. Trọng tâm kiến thức ở mục I và mục II.2. Hai con đường thoát hơi nước…

Bài 4. Tập trung học kĩ mục I và mục III. Mục II nên chu ý đến các nguyên tố: N, P, K, Fe, Mn.

Bài 5. Không học mục II. Tập trung học thật kĩ mục I và khi học thì kết hợp bài 6.

Bài 6. Đây là bài trọng tâm của chương I. Các em nên học thật kĩ. Khả năng đề thi khai thác kiến thức bài học này rất cao!

Bài 7. Nên xem qua. Không nên mất nhiều thời gian cho bài học này.

Bài 8. Tập trung vào mục I và mục III. Mục II chỉ học về hình thái, bỏ phần câu lệnh ở hình 8.2.

Bài 9. Tập trung vào kênh chữ và hình 9.1; 9.2. Hình 9.2 và 9.4 bỏ qua. Khi học nên so sánh được sự khác nhau giữa các nhóm thực vật về điều kiện sống, có tế bào bao bó mạch hay không, hiệu suất quang hợp cao hay thấp.

Bài 10. Khi học nên kết hợp các nhân tố để cùng giải thích trên một đồ thị.

Bài 11. Nên kết hợp với kiến thức bài 10 trong khi học mục II.

Bài 12. Trọng tâm nằm ở mục I. Nên khai thác thật kĩ hình 12.1. Mục II không đi sâu vào cơ thể.

Bài 13. Xem qua, không nên đầu tư nhiều thời gian.

Bài 14. Nên hiểu rõ quy trình tiến hành và giải thích được hiện tượng của thí nghiệm 1 và 2.

Bài 15. Khi học cố gẳng rút ra được chiều hướng tiến hóa của cơ quan tiêu hóa. Ưu nhược điểm từng hình thức tiêu khóa.

Bài 16. Cần chu ý quan sát hình 16.1 và 16.2 để giải thích được cấu tạo phù hợp với chức năng. Bài 17. Rút ra được quy luật chung trong cấu tạo bề mặt trao đổi khí. Và hiệu quả trao đổi khí của các hình thức trao đổi khí ở động vật.

Bài 18. Khi học chu ý rút ra chiều hướng tiến khóa của Hệ tuần hoàn.

Bài 19. Bài học này có ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Nên hiểu rõ cơ chế hoạt động của tim và huyết áp cũng như cách đo huyết áp. Liên hệ thực tế các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

Bài 20. Tập trung nhiều vào mục I và mục III.

Bài 21. Các em nên làm thực hành thật tốt! Trong cuộc sống rất cần kiến thức bài học này.

Bài 22. Nên làm thẳng vào trong sách. Khi làm thì nên kết hợp ôn lại các phần đã học.

CHƯƠNG II. CẢM ỨNG (Có 0 câu trong đề)

CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN (Có 0 câu trong đề)

CHƯƠNG IV. SINH SẢN (Có 0 câu trong đề)

 

Sinh học 12 - Bạn nên học gì và không nên học gì!

Thầy Thịnh Nam tư vấn dựa trên nội dung sách giáo khoa Sinh học 12, ban Cơ bản

PHẦN 5 – CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

(Có 9 câu trong đề trong đó có 4 câu vận dụng cao)

 Bài 1. Mục I.2 không học. Nên học trọng tâm vào mục III. Đặc biệt lưu ý dạng bài tập tính số phân tử ADN, số mạch mới, mạch cũ sau k lần nhân đôi. Không học gen phân mảnh và không phân mảnh.

Bài 2. Nên chu ý đến diễn biến tổng quát, không đi sâu cơ chế. Bài tập nên chu ý dạng bài tính số phân tử ARN hoặc Polipeptit tạo ra. Không nên học dạng bài tính số nucleotit mỗi loại và số axit amin trong chuỗi polipeptit hoặc trong protein hoàn chính.

Bài 3. Chỉ nên học điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. Trọng tâm bài học nằm ở mục II.

Bài 4. Bài này đặc biệt quan trọng. Chu ý đến dạng bài tập liên quan đến dạng đột biến gen xảy ra.

Bài 5. Mục I khi học nên vẽ sơ đồ. Trọng tâm bài học nằm ở mục II. Khi học nên chu ý đến các nội dung: Khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, ví dụ, ứng dụng.

Bài 6. Bài này nhiều năm liên tục xuất hiện ở nhóm câu vận dụng cao trong đề. Học bài này nên ôn lại phần giảm phân ở lớp 10. Kiến thức bài này cực kì quan trọng. Liên quan đề nhiều phần sau.

Bài 7. Không nên đầu tư nhiều thời gian cho bài này.

PHẦN 5 – CHƯƠNG II.

TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

(Có 9 câu trong đề trong đó có 6 câu vận dụng cao)

Bài 8. Nên học kĩ mục I đặc biệt là chu ý đời F2 và F3. Học cần hiểu bản chất. Nên chia dạng bài tập rõ ràng để nhớ lâu hơn (Dạng bài tính số kiểu gen, dạng lai 2n, dạng lai 4n, dạng lai ngẫu nhiên…).

Bài 9. Chu ý điều kiện nghiệm đúng quy luật PLĐL và ứng dụng phương pháp giải các dạng bài đã học ở bài 8 sang. Nhớ kĩ nguyên tắc “Tỷ lệ phân li chung = Tích của tỷ lệ phân li riêng).

Bài 10. Không học dạng bài tương tác át chế. Chu ý đến dạng bài toán có liên quan đến sơ đồ.

Bài 11. Bài này là tâm điểm khai thác của các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao. Các em nên chia dạng (Tầm 12 dạng) và nắm chắc phương pháp giải từng dạng (Tham khảo khóa học ở trang No.5).

Bài 12. Khi học chu ý phân biệt sự khác nhau giữa các quy luật, Cách nhận dạng QLDT chi phối…

Bài 13. Chu ý học kĩ mục III. Đây là mục có liên quan nhiều đến các phần khác.

Bài 14. Nên xem qua. Không nên mất nhiều thời gian cho bài học này.

Bài 15. Các em nên tiếp cận các bài tập chương I và chương II dưới hình thức trắc nghiệm.

PHẦN 5 – CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

(Có 2 câu trong đề trong đó có 1 câu vận dụng cao)

Bài 16+17. Chu ý đến hướng biến đổi cấu trúc di truyền quần thể. Phần này chủ đạo ra vào bài tập.

PHẦN 5 – CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

(Có 0 câu trong đề)

Bài 18+19+20. Không học sơ đồ 18.1. Khi học nên chu ý đến: các bước tiến hành, thành tựu của từng phương pháp đối với vi sinh vật, đối với thực vật và đối với động vật.

PHẦN 5 – CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

(Có 1 câu vận dụng cao trong đề)

Bài 21+22. Học kĩ tất cả kiến thức 2 bài này. Vì chỉ 2 bài nhưng năm nào đề thi cũng có 2 câu.

Bài 23. Nên sơ đồ hóa toàn bộ kiến tức, sau đó luyện tập tổng hợp theo hình thức thi trắc nghiệm.

PHẦN 6. TIẾN HÓA

(Có 4 câu trong đề, không có câu nào vận dụng cao)

Bài 24. Chỉ học bằng chứng giải phẫu so sánh; bằng chứng tế bào, sinh học phân tử. Bỏ mục II; III.

Bài 25. Không học mục I. Học thuyết tiến hóa Lamac. Cần học thật kĩ học thuyết tiến hóa Đacuyn.

Bài 26. Tập trung học kĩ tiến hóa nhỏ. Đặc biệt cần hiểu rõ đặc điểm và vai trò 5 nhân tố tiến hóa.

Bài 27. Không học cả bài. Đề thi chắc chắn không ra vào.

Bài 28. Trọng tâm bài học nằm ở mục II. Cố gắng phân biệt rõ ràng các cơ chế cách li sinh sản.

Bài 29+30. Mục I chỉ học nội dung I.1. Không học mục I.2. thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành… Mục II cần học thật kĩ. Đề thi khả năng ra vào phần này rất cao.

Bài 31. Không học cả bài. Chỉ nên học kĩ kiến thức về tiến hóa nhỏ. Không học tiến hóa lớn.

Bài 32. Khi học bài này các em nên vẽ thành sơ đồ sẽ dễ học hơn. (Tham khảo cách dạy ở khóa Luyện thi THPT QG môn Sinh học – Trên website: Hoc24h.vn).

Bài 33. Trọng tâm kiến thức nằm ở mục II. Tuy nhiên để học cái bảng 33 trang 142, các em cần chu ý đến những loài sinh vật chủ chốt. Bài này năm nào đề thi cũng có 1 câu.

Bài 34. Nên vẽ sơ đồ quá trình phát sinh loài người. Qua đó chú thích kiến thức vào từng phần.

PHẦN 7. SINH THÁI HỌC

(Có 7 câu trong đề, trong đó không có câu nào vận dụng cao)

Bài 35. Chỉ học mục I và II. Mục III thuộc phần giảm tải các em không nên học.

Bài 36+37+38+39. Đây là các bài trọng tâm của phần sinh thái học. Các em chu ý học thật kĩ các bài này. Vì phần sinh thái học là phần có nhiều câu trong đề. Số câu tương đương phần QLDT.

Bài 40. Khi học chu ý tìm ra các đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể.

Bài 41. Nên học thật kĩ mục I và mục II. Trong quá trình diễn thế cần chu ý tương tác qua lại giữa môi trường và sinh vật. Chỉ ra xu hướng biến đổi của các yếu tố (t0 , H2O, mùn, đồng hóa, dị hóa…).

Bài 42. Bài này khá ngắn, các em nên học thật kĩ. Vì phần sinh thái học càng các bài phía sau khả năng ra vào trong đề càng cao.

Bài 43. Khi học nên chu ý phân biệt các khái niệm: Chuỗi thức ăn/Lưới thức ăn; Bậc dinh dưỡng/Sinh vật tiêu thụ bậc.

Bài 44. Nên học kĩ. Bài này sẽ được khai thác theo hướng kết hợp kiến thức lớp 11 bài 5, 6.

Bài 45. Không học hình 45.2. Nên tập trung nhiều vào kênh chữ và tập trung vào mục I.

Bài 46. Bài thực hành này đặc biệt quan trọng. Học thật kĩ kiến thức trang 205; 206; 207;208.