Kinh nghiệm học

Ôn tập thi THPT quốc gia: Phương pháp chinh phục cực trị và đồ thị điện xoay chiều

Cập nhật ngày : 28/12/2017 - 2643

Theo cấu trúc đề thi Môn Vật lý trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ có 4 câu vận dụng cao giúp phân loại học sinh. Để đạt được điểm 9-10 các em học sinh chắc chắn không thể bỏ qua bài toán quan trọng trong điện xoay chiều là BÀI TOÁN CỰC TRỊ.

Tin liên quan: Lộ trình ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý

                            3 điều KHÔNG THỂ KHÔNG biết từ đề tham khảo THPT QG 2018

 


Thầy Ngô Thái Ngọ - giáo viên Vật lý

Thầy Ngô Thái Ngọ - giáo viên Vật lý

Khi nhắc đến bài toán cực trị điện xoay chiều nhiều học sinh vẫn cảm giác lo sợ và nhiều bạn còn chủ động bỏ phần này, nhưng chỉ cần hiểu bản chất và có phương pháp làm đúng đắn, kết hợp thêm rèn luyện nhiều bài tập các em học sinh hoàn toàn có thể chinh phục dạng bài tập này – Thầy Ngô Thái Ngọ chia sẻ.

Để giúp các em tự tin và đạt điểm cao, thầy Ngô Thái Ngọ sẽ nêu ra các bước học cực trị và các dạng đồ thị cũng như toàn bộ công thức thường sử dụng đề giải dạng bài này trong đề thi THPT quốc gia:

Bước 1:

Phải hiểu thế nào là cực trị: cực trị là xét 1 hàm theo biến, ví dụ như xét hàm công suất P theo biến điện trở R. Tìm giá trị R để công suất đạt cực đại và khi cực đại thì có tính chất gì kèm theo, đồng thời xét khi R=0 chạy đến vô cùng thì giá trị của công suất thay đổi như thế nào. Trong quá trình R thay đổi có hai giá trị R1 và R2 cho cùng 1 công suất thì sẽ có quan hệ gì với nhau.

Bước 2:

Gói nhóm: cực trị xảy ra rất nhiều trường hợp nhưng các em có thể đưa về 7 nhóm thường gặp như sau:

Nhóm 1: R Thay đổi để công suất P cực đại (Trường hợp cuộn dây thuần cảm và cuộn dây không thuần cảm).

Nhóm 2: L thay đổi để (I, P, Cos φ, UR , UC , URC ) đặt cực đại.

Nhóm 3: L thay đổi để UL đạt cực đại.

(chú ý C thay đổi going trường hợp L thay đổi, chỉ cần đổi L cho C và C cho L)

Nhóm 4: L thay đổi để URL cực đại.

Nhóm 5: ω thay đổi để (I, P, Cos φ, UR ) đạt cực đại.

Nhóm 6: ω thay đổi để UL cực đại.

Nhóm 7: ω thay đổi để Uc cực đại.

Bước 3: luôn đặt ra câu hỏi tại sao và đi chứng minh toàn bộ công thức cực trị, hoặc có thể xem bài giảng của giáo viên rồi tự mình đi chứng minh lại.

Bước 4: nhớ công thức - quan trọng nhất của việc học cực trị là phải nhớ công thức, vì nếu vào phòng thi chứng minh lại là điều không thể vì nó rất mất thời gian.

Bước 5: rèn luyện nhiều bài tập và tiếp xúc với nhiều dạng bài khác nhau, có những dạng bài cần đến thủ thuật giải để nắm vững công thức.

Hệ thống công thức và đồ thị của cực trị các em xem TẠI ĐÂY

Chúc các em nắm vững công thức và chinh phục cực trị để đạt điểm thi thật cao môn Vật lý.

Thầy giáo Ngô Thái Ngọ